Mộ Thầy Sài Nại ở Phú Quý

Mộ Thầy Sài Nại mộ của Thầy nằm ở Thôn Đông Hải, xã long Hải được người dân trên đảo xây dựng vào cuối thế kỷ XVII để thờ thầy Sài Nại, Thầy Sài Nại là tên gọi kính cẩn của người dân trên đảo đối với vị thương gia người Hoa đã có công bảo bọc, chở che và cưu mang người dân xứ đảo qua nhiều thế hệ.



Dinh mộ thầy Nại mang đặc trưng văn hóa Hoa – Việt và pha văn hóa Chăm

Ngôi mộ Thầy là ngôi mộ hình tròn, ban đầu thầy được chôn trong một chiếc chum bằng đất nung, hình thức táng của dân tộc Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận xưa.

Kiến trúc Mộ Thầy gồm phần mộ và Am thờ Thầy Sài Nại, bên cạnh đó còn có nhà khách và nhà khói. Hướng chính của Am thờ nhìn về phía Tây. Từ ngoài vào, mộ Thầy được xây bên tả bằng nhiều lớp đá san hô chồng lên nhau tạo dáng hình trụ tròn có đường kính 2,2m x cao 90cm và thành mộ dày 55cm. Phía sau mộ là Am thờ Thầy có kiến tạo hai nóc trước và sau. Trên đỉnh nóc trang trí phù điêu rồng, cá hóa rồng, rùa, giao long. Kiến trúc lắp ghép theo lối tứ trụ, với bốn cột chính ở trung tâm.

Nội thất bố trí ba khám thờ: khám giữa thờ Thầy Sài Nại, lọng khám xung quanh chạm khắc các hình tượng như lưỡng long tranh châu, lân, hoa lá và câu đối. Hai khám hai bên kiến tạo tiết mai, lan, cúc, trúc, hoa lá và dây leo. Phía trước ba khám thờ trang trí 3 bức bao lam gỗđắp nổi các họa tiết như dơi, chim thú, hoa lá và dây leo. Phía trước đặt ba hương án và bên trên chạm nổi mặt hổ phù, chim phượng và hoa lá.

Quần thể kiến trúc đền thờ Thầy Sài Nại gồm có các hạng mục như: Cổng chính, Cột cờ, Bình phong, Võ ca, Chính điện. Hướng chính của đền nhìn về phía Tây Nam. Cổng chính, Võ ca, Chính điện cơ bản kiến trúc gần giống các đình, vạn như: cổng tam quan, nhà vuông có 4 mái, trên đỉnh nóc trang trí các phù điêu long, phượng, hoa lá…

Nội thất Chính điện bài trí 3 khám thờ: khám giữa thờ Thầy Sài Nại lắp ghép bằng gỗ được sơn thếp rực rỡ, giữa khám đắp chữ “Thần”, khám tả thờ Tiền Hiền và khám hữu thờ Hậu Hiền lắp ghép giống nhau. Lọng khám được chạm khắc các họa tiết lưỡng long tranh châu, chim thú, mai, lan, cúc, trúc, hoa lá dây và các câu đối chữ Hán Nôm.

Các vua triều Nguyễn đã ban 8 sắc phong cho Thầy Sài Nại, được nhân dân 9 làng của 3 xã ở huyện Phú Quý luân phiên nhau gìn giữ. Hằng năm, đến ngày vía Thầy Sài Nại vào mùng 4 tháng 4 âm lịch, người dân khắp các làng tại đảo tổ chức đoàn lễ thỉnh rước sắc Thầy Sài Nại từ nơi giữ sắc đến đền thờ để cúng tế33. Lễ hội được thực hiện với nhiều nghi thức long trọng nối tiếp nhau theo tập tục lâu đời của người dân ở đảo.

Đền thờ thầy Sài Nại là di tích mang nhiều dấu ấn, giá trị về văn hóa, lịch sử, phản ánh rõ nét quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa trong quá trình chung sống giữa vùng biển đảo xa xôi. Đồng thời thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân Phú Quý từ trước đến nay. Trải qua hơn 300 năm tồn tại, được các thế hệ người người Chăm rồi đến người Việt của các làng trên đảo kế tiếp nhau trông nom, tôn tạo, thờ phụng và thực hiện các nghi thức tế lễ theo đúng tập tục xưa.

Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn bảo lưu, gìn giữ đến hôm nay UBND tỉnh Bình Thuận đã công nhận Đền thờ thầy Sài Nại là Di tích Lịch sử Văn hóa Cấp Tỉnh tại Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 07/9/2010.

Truyền thuyết về thầy Sài Nại ở Phú Quý

Truyền thuyết về thầy Sài Nại được người dân Phú Quý lưu truyền theo hai nội dung khác nhau sau đây:

  1. Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: Thầy Sài Nại là nhà địa lý thiên văn người phương Bắc, Ông thường theo các thuyền buôn vượt đại dương đến nhiều nước để hành nghề. Tình cờ trong một chuyến hành trình, Ông và các thủy thủ ghé vào đảo Phú Quý để nghỉ ngơi và phát hiện đây là vùng địa linh so với các hòn đảo khác mà Ông đã tới. Khi rời đảo, Ông đã thổ lộ ước nguyện của mình với gia đình và các thủy thủ đoàn là sau khi qua đời hãy đưa tro cốt của Ông tới đảo Phú Quý an táng. Ngày mùng 04 tháng 4 năm Nhâm Thìn Thầy qua đời, tro cốt của Ông được một đoàn thuyền buồm xuất phát từ biển Bắc di lý về phương Nam và đưa lên đảo Phú Quý an táng vào ban đêm, rồi đoàn thuyền rời đảo ngay trong đêm hôm đó mà không ai trên đảo hay biết. Sáng hôm sau người dân rất ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều hương đèn, hoa quả, trà rượu, heo gà tại khu vực gành đá ở sát biển (nơi Mộ Thầy hiện nay). Tin đồn lan nhanh khiến người dân tò mò kéo đến xem rất đông và người ta phát hiện có một chiếc khạp sành đựng tro cốt người được chôn tại đây.
  2. Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Thầy Sài Nại là thương gia ở phương Bắc vào thế kỷ XVI, Ông thường theo các thương thuyền vượt biển đến nhiều nước để buôn bán. Ngoài nghề buôn bán, Ông còn là thầy thuốc giỏi. Trong một chuyến buôn bán, thuyền của Ông bị bão tố đẩy dạt lên đảo Phú Quý. Trong những ngày trú ẩn trên đảo, Ông đã gặp công chúa Bàn Tranh, hai người kết nghĩa chị em và từ đó Ông ở lại đảo Phú Quý sinh sống, hành nghề bốc thuốc chữa bệnh giúp đỡ dân nghèo. Sau khi qua đời, Thầy được người dân trên đảo an táng tại khu vực gành đá (Doi Thầy).

Cho dù truyền thuyết nào đi chăng nữa thì từ bao đời nay, với người dân đảo Phú Quý, thầy Sài Nại là tiền Hiền, công đức như Công chúa Bàn Tranh, thường hiển linh phù trợ người dân giữa muôn trùng biển khơi.

Nghi lễ cũng thầy Sài Nại

Nghi lễ cúng Mộ Thầy gắn với lễ hội đền thờ Thầy Sài Nại diễn ra vào ngày mùng 04 tháng 4 Âm lịch hàng năm, luôn thu hút hầu hết người dân khắp các làng trên đảo về tham dự. Sáng sớm ngày diễn ra lễ hội, làng đang trong phiên trách thờ phụng, cúng tế tổ chức đoàn lễ nghinh rước sắc phong Thầy Sài Nại và công chúa Bàn Tranh từ làng mình đến đền thờ Thầy. Đoàn rước được tổ chức theo nghi thức dân gian truyền thống, có đủ các loại cờ lễ, bát bửu, nhạc lễ, kiệu lễ, tàng, lọng với hàng trăm người tham gia.

Lễ vật dâng tế lên Thầy Sài Nại tại đền thờ gồm: Bò, heo, gà, hương đèn, trà rượu, hoa quả, việc tế lễ diễn ra theo nghi thức xưa hết sức long trọng. Kết thúc lễ hội, làng đến phiên trách thờ phụng, cúng tế công chúa Bàn Tranh và Thầy Sài
Nại sẽ nhận sắc phong và tổ chức đoàn lễ trân trọng nghinh rước sắc phong về làng mình thờ phụng trong niềm hân hoan, vui mừng và vinh dự của người dân trong làng.

Đến nay người dân trên đảo vẫn tin rằng sau khi quy thiên, Thầy hóa thành vị thần rất hiển linh, hiện thân của Thầy là 3 tiếng sấm nổ vang và sau đó xuất hiện một ánh hào quang sáng rực như mặt trời. Người dân trên đảo từ trước đến nay luôn tin tưởng vào sự linh ứng và trợ giúp của Thầy. Rất nhiều người cho rằng chính họ đã được Thầy cứu giúp để vượt qua những cơn nguy biến, nhất là trong những chuyến biển đầy phong ba bão tố hay trong lúc chiến tranh hoạn lạc. Mỗi khi gặp nạn, người dân cầu khấn, thầm niệm câu: “Thầy Sài Nại thông linh chiêu ứng mặc chất đoan túc gia tặng dực bảo trung hưng tiết kinh quang ý trung đẳng thần phù hộ…” thì Thầy sẽ xuất hiện ứng cứu.

Sự linh ứng trong việc trợ giúp dân làng của Thầy đã được các vua triều Nguyễn ghi nhận, ban tặng cho Thầy 3 sắc phong và truyền chỉ cho dân chúng các làng trên đảo phải phụng thờ Thầy cho thật chu đáo. Lâu nay, việc lưu giữ, thờ phụng sắc phong, trông nom và cúng tế tại đền thờ Thầy Sài Nại và công chúa Bàn Tranh được luân phiên giữa các làng trên đảo theo trình tự. Mỗi làng cúng tế 1 năm, thời điểm giao phiên từ làng này qua làng khác là vào ngày mùng 04 tháng 4 Âm lịch. Đây là nét đẹp văn hóa độc đáo, hiếm thấy so với những nơi khác trong đất liền.

Chánh điện thờ thầy Sài Nại
Chánh điện thờ thầy Sài Nại

Một số hình ảnh mộ thầy Sài Nại

      

Marketing

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn