Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được biết đến từ đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên Thanh Long chỉ thực sự phát triển thành sản phẩm hàng hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ những năm 1989-1990 trở lại đây.
Ngược dòng thời gian, cách đây khoảng 25 năm trở về trước, cây thanh long do một số hộ nông dân trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng. Đến 1985, người nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ mới được sử dụng trong nước và chưa xuất khẩu. Đến năm 1993, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương khoán diện tích đất nông nghiệp đối với người nông dân và chính sách mở cửa để hòa nhập, giao lưu kinh tế thương mại quốc tế thì quả thanh long bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường trong nước và quốc tế.
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt Nam.
Ngược dòng thời gian, cách đây khoảng 25 năm trở về trước, cây thanh long do một số hộ nông dân trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng. Đến 1985, người nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ mới được sử dụng trong nước và chưa xuất khẩu. Đến năm 1993, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương khoán diện tích đất nông nghiệp đối với người nông dân và chính sách mở cửa để hòa nhập, giao lưu kinh tế thương mại quốc tế thì quả thanh long bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường trong nước và quốc tế.
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt Nam.
Thanh long Bình Thuận
Giống và chủng loại
Cây Thanh Long (Hylocerut undatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ. Thanh long là loại cây trái phù hợp khi trồng ở những miền đất khô nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình Thuận rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Thanh long có một quá trình quang hợp dài. Ánh sáng ban ngày càng dài thì càng tốt cho hoa (nguồn số 3, phụ lục). Trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 (mùa thuận) nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7 khi ngày dài hơn đêm (từ 12.5 đến 13 giờ một ngày). Từ tháng 10 đến tháng 2, ngày ngắn hơn nên nông dân thường thường dùng điện để chiếu sáng cho hoa.
Thanh long cũng là loại cây nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là đã có thể thu hoạch. Sản lượng trung bình khoảng 20 – 30 tấn /ha mùa thuận, và 20 tấn/ ha tấn mùa nghịch
Về Thanh long Việt nam có giống chính là lọai ruột trắng vỏ đỏ, nổi tiếng nhất với dòng thanh long Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền giang).
Ngòai ra, năm 1994 viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam nhập từ Colombia thanh long ruột đỏ, bên cạnh đó còn có loại ruột vàng . Ngoài ra trên thế giới còn có loại ruột trắng, vỏ vàng. Hiện giống ruột đỏ đã được thành thương phẩm, trái có màu đỏ hồng, gai cứng thẳng, ruột đỏ, hột đen. Độ ngọt và hàm lượng Vitamin C đều cao hơn thanh long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo. Trọng lượng trung bình khoảng 0.5 kg/trái. Lớn nhất đạt 0.8 kg/ trái, với giá bán lẻ cao gấp 3-4 lần lọai ruột trắng.
Riêng màu vỏ của quả Thanh Long Bình Thuận ngoài màu đỏ, hiện đã có loại thanh long vỏ xanh dành cho nhu cầu xuất khẩu. Ngoài các giống trên, viện nghiên cứu cây ăn trái Miền Nam còn du nhập 6 giống thanh long từ Đài Loan là A1, B1, VN, C1A15. C1A6, ruột đỏ và đã được trồng khảo sát tại vườn tập đoàn Viện Ngiên cứu Cây ăn quả Miền Nam.
Sau đây là các đặc điểm chính của thanh long Bình Thuận:
- Cành phát triển mạnh, cành to và dài
- Trái có dạng hơi tròn, dày vỏ 2 – 2.5 cm, gai nở to, vỏ có màu đẹp
- Tỷ lệ thịt trái: 68 – 72 %
- Chắc thịt, vị ngọt
- Độ brix 13 – 14 %,
- Độ chua PH / ep: 4.8 – 5.0,
- Hạt nhỏ trọng lượng 1.000 hạt: 1.1 – 1.2 g
Cả hai dòng thanh long Bình Thuận và Chợ Gạo đều trổ hoa theo mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, ra hoa cùng thời điểm với nhau và tỉ lệ đậu trái trên hoa nở là 100%.
Nhìn chung về cảm quan thanh long Bình Thuận đẹp hơn, vỏ dày hơn nên thời gian bảo quản và giữ màu sắc kéo dài hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Về chỉ tiêu hóa học, thanh long Bình Thuận có hàm lượng Protein, Vitamin C, Canxi, Photpho, magie, Nátri cao hơn thanh long Chợ Gạo nhưng có hàm lượng đường Glucose, Fructose, Carbonhydrat thấp hơn. Tuy nhiên về giá cả, thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn thanh long Chợ Gạo, phần nhiều là do mẫu mã và hình thức của thanh long Bình Thuận đẹp hơn. Ngòai ra, còn do vùng Bình Thuận nổi tiếng với thanh long nhất trong cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ.
Diện tích, năng suất, sản lượng
Diện tích
Theo ông Phan Văn Tấn- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, tính đến tháng 6/2023, tỉnh Bình Thuận có 26.429 ha thanh long, diện tích này đã giảm 1.359 ha so với cuối năm 2022.
Việc sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ sản xuất thanh long có quy mô dưới 2 ha chiếm 84,9%. Toàn tỉnh chỉ có khoảng 200 trang trại, hộ sản xuất thanh long với diện tích từ 10 - 20 ha.
Năng suất và sản lượng
Hiện toàn bộ diện tích thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã áp dụng xử lý ra hoa trái vụ. Trong đó, có gần 91% diện tích trồng thanh long đang dùng bóng đèn tiết kiệm điện để chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ.
Với diện tích 26.429 ha trồng Thanh Long Bình Thuận cho sản lượng 500.000 tấn/năm; giá trị thanh long mang lại cho nền kinh tế tỉnh nhà bình quân khoảng 350 - 400 triệu USD/năm.
Xuất khẩu Thanh long Bình Thuận
Thanh long Bình Thuận chủ yếu được tiêu thụ nội địa (15% sản lượng) và xuất khẩu (85% sản lượng). Thị trường xuất khẩu chính là châu Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippine, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Quatar, Ấn Độ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất – UAE); các nước Châu Âu (Đức, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha); châu Mỹ (Canada, Mỹ), châu Đại Dương (Australia, New Zealand).
Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu của thanh long Bình Thuận. Trong đó, khoảng 2 - 3% là chính ngạch, còn lại được mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc hoặc liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để trực tiếp xuất khẩu.
Về xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, năm 2022 xuất khẩu hơn 6.606 tấn với kim ngạch 7,72 triệu USD. Riêng quý I/2023, sản lượng thanh long xuất khẩu 1.150 tấn với kim ngạch xuất khẩu 1,8 triệu USD đạt 20,93% kế hoạch năm 2023, giảm 13,17% so với cùng kỳ năm trước.
Khoảng 70 - 80% sản lượng thanh long Bình Thuận được tiêu thụ dưới hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Chủ yếu được các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh thu mua, vận chuyển ra các cửa khẩu phía Bắc như: Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc), Kim Thành (Lào Cai) – Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc), Thanh Thủy (Hà Giang) - Thiên Bảo (Vân Nam, Trung Quốc); Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) để tiêu thụ qua thị trường Trung Quốc.