Tiềm năng du lịch tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận có bờ biển dài 192 km với nhiều cù lao gần bờ, gành đá, mũi đá đẹp. Cùng với địa hình với đầy đủ đồi núi, đồng bằng tạo nên nhiều thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, Bình Thuận có nhiều đình chùa cổ kính của người Việt, đền tháp cổ người Chăm và chiến khu Lê hồng Phong hào hùng.


Những di tích lịch sử-văn hóa


Bình Thuận có nhiều di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc cổ gồm các đình như: đình Xuân An (Chợ Lầu, Bắc Bình), đình Xuân Hội (Chợ Lầu, Bắc Bình), đình Đức Thắng (Đức Thắng-Phan Thiết), đình Đức Nghĩa (Đức Nghĩa-Phan Thiết), đình Phú Hội (Hàm Hiệp-Hàm Thuận Bắc), đình Tú Luông (Đức Long-Phan Thiết), đình Bình An (Bình Thạnh-Tuy Phong). Ngoài ra còn có khu nhà thờ cụ Nguyễn Thông với Ngọa Du Sào (Đức Nghĩa-Phan Thiết) và mộ chí của ông ở Núi Cố (Phú Hài-Phan Thiết). Tất cả các công trình lâu đời ấy đều có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đến tham quan.

Di tích lịch sử - văn hóa về kiến trúc cổ người Chăm

Tháp Chăm chưa được khám phá nhiều về lịch sử, về những bí mật trong kỹ thuật kiến trúc. Đền Tháp Chăm ở Bình Thuận đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như các nhóm tháp Pô Đam (Phú Lạc-Tuy Phong), nhóm đền tháp PôShaInư (Phú Hài-Phan Thiết), phế tích tháp Chăm ở Kim Bình (Hàm Thắng-Hàm Thuận Bắc), các tháp Chăm mới phát hiện ở Hàm Phú, Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc).

Về đền thờ thì có: đền thờ Pô Klong Mơh Nai (Lương Sơn-Bắc Bình), bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm và đền thờ Pô Nit (Phan Hiệp-Bắc Bình), đền thờ công chúa Bàng Tranh (Long Hải-Phú Quý). Ngoài ra còn có hệ thống thành lũy như dấu tích ở xã Lương Sơn (Bắc Bình) được xem là công trình kiến trúc quân sự của người Chăm.

Danh lam thắng cảnh và tín ngưỡng

Hầu như ở địa phương nào của Bình Thuận cũng có cảnh đẹp, trong đó chùa chiền với đặc điểm là nơi thờ Phật yên tĩnh, kết hợp với cảnh trí thiên nhiên độc đáo góp phần tạo nên nhiều thắng cảnh thu hút đông đảo du khách. Nghệ thuật trang trí, điêu khắc trên những pho tượng, các mảng phù điêu, bao lam, thành vọng…đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bộ phận quan trọng cấu thành di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh ở Bình Thuận là những ngôi chùa như: chùa Cổ Thạch còn gọi là chùa Hang (Bình Thạnh-Tuy Phong), chùa Núi Tà Cú (Thuận Nam, Hàm Thuận Nam), chùa Linh Sơn (Vĩnh Hảo-Tuy Phong), Chùa Ông (Đức Nghĩa-Phan Thiết), chùa Phật Quang (Hưng Long-Phan Thiết)…Về mặt tín ngưỡng dân gian thì có: dinh Thầy Thím (Tân Tiến, La Gi), Vạn Thủy Tú (Đức Thắng-Phan Thiết), Vạn An Thạnh (Tam Thanh-Phú quý), lăng Ông Nam Hải…Nói về danh lam thắng cảnh cũng không quên nhắc đến Lầu Ông Hoàng (Phú Hài-Phan Thiết) dù nay chỉ còn sót lại đôi nét cảnh quan không còn lầu các như xưa.

Thắng cảnh lịch sử truyền thống và du lịch về nguồn

Lọai hình du lịch về nguồn nhằm để khơi gợi, giáo dục sâu đậm mọi thế hệ, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng kháng chiến của nhân dân Bình Thuận. Phục vụ cho loại hình này có: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận, Trường Dục Thanh-Phan Thiết, các căn cứ kháng chiến Nam Sơn, Đông Giang (Hàm Thuận Bắc), Bắc Ruộng, Lồ Ô (Tánh Linh), khu Lê Hồng Phong, Bàu Trắng (Bắc Bình).

Du lịch biển

Bờ biển Bình Thuận có nhiều cù lao như : cù lao Câu, hòn Rơm, hòn Bà và ngoài biển khơi có cù Lao Thu (đảo Phú Quý) cùng với những đảo nhỏ xung quanh. Trên bờ có suối Tiên (suối Vĩnh Hảo), đá Ông Địa, các bãi tắm tuyệt vời như Rạng, Thương Chánh, Đồi Dương, Bãi sau Mũi Né, ngãnh Tam Tân, Hòa Thắng, Khe Gà...rất thuận lợi cho việc tắm biển, thả diều, lướt ván.

Du lịch xanh

Đây là loại hình du lịch khá hấp dẫn, có thể thu hút du khách ngày càng đông đến các điểm sau : suối nước khoáng Vĩnh Hảo, suối Đa Kai (Đức Linh), Thác Bà hoặc các suối chưa khai thác như suối khoáng Văn Lâm, Tân Thuận (Hàm Thuận Nam). Về hồ thì có Biển Lạc-Núi Ông với rừng bảo tồn thiên nhiên, Bàu Trắng với hồ sen bát ngát dưới chân động cát, hồ Sông Quao với rừng núi chiến khu xưa,hoặc thác KReo, đập đá dựng (Hàm Tân).

Thắng cảnh hiện đại

Khi quy hoạch khu du lịch Hàm Thuận - Đa Mi triển khai đi vào hoạt động sẽ có thêm loại hình du lịch tổng hợp trên các tuyến khép kín. Từ Phan Thiết về hướng Nam đến suối nuớc nóng Tân Thuận, leo chùa Núi Tà Cú, Mũi điện Khe Gà, lên dinh Thầy Thím, vào ngảnh Tam Tân, đến La Gi, hòn Bà. Rồi ngược lên Tánh Linh đến Biển Lạc-Núi Ông, qua Bắc Ruộng, lên Đa Mi-Hàm Thuận, xuống căn cứ kháng chiến Nam Sơn, Đông Giang về hồ Sông Quao, ghé Hàm Phú, Thuận Hòa thăm phế tích tháp cổ người Chăm rồi ghé Phan Thiết.

Thuận lợi phát triển du lịch Bình Thuận

 Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế biển, là cầu nối giữa các vùng kinh tế như Đông Nam Bộ - Tây nguyên - Nam Trung Bộ, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tỉnh Bình Thuận đã từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển. Đặc biệt, lĩnh vực du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh sẽ thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư để hiện thực hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đặc biệt, điểm hấp dẫn để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và thành công là khâu đột phá về hạ tầng giao thông đối ngoại như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Nha Trang đang dần hình thành, Cảng quốc tế Vĩnh Tân đã đi vào hoạt động, dự án sân bay Phan Thiết có nhiều tiến triển thuận lợi, các tuyến giao thông liên tỉnh, liên vùng tạo hành lang Đông - Tây kết nối Bình Thuận với các khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đang được triển khai đầu tư.

Địa hình du lịch Bình Thuận thuận lợi, cơ sở hạ tầng mở rộng, hoàn thiện tạo điều kiện phát triển du lịch.

Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam như: thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Nha Trang. Biển Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình thể thao biển mà người Châu Âu ưa thích. Lợi thế không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại.

Danh lam thắng cảnh ngoài khu du lịch Hàm Tiến Mũi Né, Đồi Dương Thương Chánh là những bãi tắm đã được nhiều người biết đến, đồi cát bay, Suối Tiên, Bàu Trắng, Bãi đá 7 màu, hải đăng Kê Gà, núi Tà Cú,… là nơi thu hút du khách, bởi lẽ mỗi địa danh này đều có nét độc đáo riêng. Bình Thuận hiện còn có những thắng cảnh khác trong đất liền như hồ Biển Lạc, suối Đá, Hồ Đa Mi, suối nước nóng Vĩnh Hảo, Bưng Thị…

Là tỉnh cực Nam Trung Bộ, khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa, hải sản phong phú. Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, để thu hút du khách có chiều sâu, Bình Thuận đã bứt phá, phát huy lợi thế, xây dựng thương hiệu bằng việc tổ chức các sự kiện, tạo nên những sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng. Những năm gần đây, Bình Thuận đã có nhiều đổi mới trong công tác quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến “An toàn, thân thiện, chất lượng”; nâng cấp hạ tầng cơ sở, dịch vụ, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch - được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận.
 
Để thành điểm đến hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương. Từ nay đến năm 2020, Chính phủ sẽ đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng cho sân bay và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025. Để đáp ứng chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng Phan Thiết - Mũi Né. Trong đó, trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng. Khi sân bay đi vào hoạt động, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất 1,5 giờ thay vì phải bắt chuyến bay từ Hà Nội vào Tp.HCM, rồi mất thêm 3-4 giờ chạy xe xuống Phan Thiết - Mũi Né. Ngoài tăng vốn cho sân bay, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng được gấp rút triển khai. Tuyến cao tốc này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 120km/h, quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m với tổng mức đầu tư của dự án khoảng 14.359 tỷ đồng.

Đón đầu dòng vốn hạ tầng khổng lồ đổ vào Phan Thiết, trong năm 2019, hàng loạt các ông lớn địa ốc sẽ mở bán 18 dự án tại Phan Thiết - Mũi Né. Đi đầu tại Phan Thiết là dự án Nova Hill Villa của Novaland với quy mô hơn 30ha, có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ. Khi hoàn thành sẽ cung ứng cho thị trường hơn 600 căn biệt thư 5 sao. Điều đáng chú ý đây là dự án nghỉ dưỡng đầu tay của Novaland, và Mũi Né là nơi mà đại gia địa ốc của Sài Gòn lựa chọn đặt chân đến. Sau Novaland, công ty Lộc Tú và VNG cũng gây sốt Phan Thiết - Mũi Né với dự án biệt thự biển Goldsand Hill Villa. Dự án biệt thự đồi hướng biển này có quy mô hơn 9ha, sở hữu đầy đủ các tiện ích nghỉ dưỡng và giải trí như hồ bơi, pool party, tuyến phố mua sắm, trung tâm thương mại trên đồi có hướng nhìn ra biển. Sau Goldsand Hill Villa, Nova Hill Villa, trong năm 2019, Phan Thiết sẽ đón thêm 18 dự án với tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng. Đáng chú ý các dự án này chủ yếu đến từ các ông lớn lần đầu tiên đặt chân đến tìm cơ hội của Phan Thiết như: Công ty Nông thị Dubai Việt Nam, Hưng Lộc Phát, Hưng Thịnh, Toàn Thịnh Phát, FLC, TMS… với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đánh thức tiềm năng bất động sản của thị trường nơi đây.


Với vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 – 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi cho việc di chuyển giữa các vùng. Trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch, thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư... Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Du lịch tỉnh đã và đang đạt mức độ phát triển nhanh cả về đầu tư cơ sở vật chất và lượng khách đến ngày càng được nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch, tập trung tại các khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tiến Thành – Hàm Thuận Nam, một số đã đi vào hoạt động.
Marketing

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn